Andrei Duman đã chụp lại những tấm ảnh để lý giải tại sao nhiều du khách muốn tới các đền thờ và di tích tại Myanmar. Những tấm ảnh của Andrei Duman chụp có vẻ đẹp mê hoặc và đầy bí ẩn. “Tôi ngưỡng mộ vẻ đẹp của đất nước này”, Andrei Duman nói.
Myanmar có biên giới với Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, Lào và Thái Lan. Một phần ba tổng chu vi của Myanmar là đường bờ biển giáp với vịnh Bengal và biển Andaman. Myanmar có hơn 2 nghìn ngôi chùa và phần lớn trong số đó là những chùa vàng kiêu hãnh cũng như di tích lịch sử lớn.
Có khoảng hơn 2.000 ngôi chùa ở Myanmar, trong đó có nhiều ngôi chùa đang bị hư hại nghiêm trọng theo thời gian. Trong hình là ngôi chùa Kekku.
Ngôi đền Migun nổi tiếng với những vết nứt lớn vẫn sừng sững qua thời gian.
Chiêm ngưỡng toàn cảnh các ngôi đền từ khinh khí cầu.
Người dân Myanmar và khách du lịch đang thăm chùa Shwedagon.
Những nhà sư mặc áo choàng đỏ tại ngôi chùa Hsinbyume.
Tiếng Myanmar, tiếng mẹ đẻ của người Bamar và là ngôn ngữ chính thức của Myanmar, về mặt ngôn ngữ học có liên quan tới tiếng Tây Tạng và tiếng Trung Quốc. Nó được viết bằng ký tự gồm các chữ hình tròn và nửa hình tròn, có nguồn gốc từ ký tự Môn. Bảng chữ cái này được phỏng theo ký tự Môn, ký tự Môn được phát triển từ ký tự nam Ấn Độ trong thập niên 700. Những văn bản sớm nhất sử dụng ký tự được biết tới từ thập niên 1000.
Đền Mrauk-U với nhiều nét kiến trúc ấn tượng.
Tiếng Mayanmar sử dụng nhiều từ thể hiện sự kính trọng và phân biệt tuổi tác. Xã hội Myanmar truyền thống rất nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục. Bên trong các ngôi làng, giáo dục do các giáo sĩ truyền dạy thường diễn ra trong các ngôi chùa. Giáo dục trung học và giáo dục cao đẳng/đại học thuộc các trường của chính phủ.
Sương mù bao trùm các hang động Phật Pindaya.
Khung cảnh bình yên bao trùm đất nước Myanmar khi hoàng hôn bắt đầu hé rạng.
Ẩm thực Myanmar bị ảnh hưởng nhiều từ ẩm thực Ấn Độ, Trung Quốc, Thái, và các nền văn hóa ẩm thực của các dân tộc thiểu số khác. Món chủ yếu trong ẩm thực Myanmar là gạo. Mỳ và bánh mì cũng là các món thường thấy. Ẩm thực Myanmar thường sử dụng tôm, cá, patê cá lên men, thịt lợn và thịt cừu.
Thịt bò, bị coi là món cấm kỵ, rất hiếm được sử dụng. Các món cà ri, như masala và ớt khô cũng được dùng. Mohinga, thường được coi là món quan trọng của Myanmar, gồm nước luộc cá trê có gia vị cà ri và hoa đậu xanh, miến và nước mắm. Các loại quả nhiệt đới thường dùng làm đồ tráng miệng. Các thành phố lớn có nhiều phong cách ẩm thực gồm cả Shan, Trung Quốc và Ấn Độ.
Những ngọn tháp vàng lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời.
Myanmar có nhiều tôn giáo khác nhau, trong đó đạo Phật chiếm 89,3% số dân; Thiên Chúa giáo 5,6%; đạo Hồi 3,8%; đạo Hindu 0,5%; các tôn giáo khác.
Mọi công dân Myanmar được tự do tín ngưỡng, tuy theo tôn giáo khác nhau nhưng dân chúng vẫn sống hòa bình, bằng chứng là những kiến trúc của tôn giáo khác nhau cùng được xây dựng và tôn trọng tại những thành phố lớn.
Vô vàn ngôi đền chùa với kiến trúc độc đáo tạo nên nét đặc trưng và sức cuốn hút lớn cho đất nước Myanmar
Nguồn: https://tcdulichtphcm.vn/du-khao/nhiep-anh-gia-bi-me-hoac-boi-net-dep-bi-an-cua-myanmar-c14a3474.
© 2020 Giấy Phép Lữ Hành Quốc Tế 79-1464/2022
booking@insidemekong.vn
insidemekong.vn
Hotline: 0973654980